Mụn luôn là một nỗi ám ảnh lớn đối với các chị em phụ nữ và trị mụn có nên uống thuốc không vẫn luôn là thắc mắc của rất nhiều người. Mụn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng mụn khiến tất cả mọi người mất tự tin, ngại giao tiếp. Cùng tìm lời giải đáp cho việc có nên uống thuốc để trị mụn ngay sau đây.
Nguyên nhân gây mụn trên da
Có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mụn và làm da kém sắc, làm giảm tự tin khi tiếp xúc với người khác. Sau đây là một vài nguyên nhân gây mụn phổ biến:
- Mụn di truyền do trong gia đình có tiền sử bị các bệnh về da liễu, bị mụn thì khả năng di truyền sang con cái rất cao. Tình trạng mụn này dễ dàng nhìn thấy khi bạn bắt đầu tuổi dậy thì.
- Rối loạn nội tiết tố cũng là một trong các nguyên nhân bên trong cơ địa khiến tình trạng da nổi mụn. Đặc biệt là trong giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, tuổi dậy thì… nội tiết tố thay đổi và khả năng nổi mụn rất cao.
- Thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… và đồ cay nóng khiến tình trạng mụn xuất hiện trên da.
- Sống ở môi trường ô nhiễm, có nhiều khói bụi bẩn khiến da trở nên nhạy cảm và dễ hình thành mụn.
- Dùng những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng khiến da bị kích ứng và sinh ra mụn.
- Thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì hay trong kỳ kinh nguyệt cũng là một trong những nguyên nhân sản sinh ra mụn.
- Căng thẳng khiến tinh thần suy giảm, làm tăng hoạt động tuyến bã nhờn và khiến mụn xuất hiện.
Khi nào nên sử dụng thuốc trị mụn
Với tình trạng mụn nhẹ, chỉ xuất hiện 1-2 nốt mụn thì bạn hoàn toàn không cần sử dụng đến thuốc trị mụn. Tuy nhiên, nếu da bạn bị mụn triền miên không dứt, thử nhiều cách điều trị mà vẫn không hết thì bạn nên sử dụng thuốc trị mụn để can thiệp sâu bên trong.
Thuốc trị mụn hoạt động theo nguyên lý thanh lọc, cân bằng nội tiết tố, ổn định sự hoạt động của tuyến bã nhờn,… giúp ngăn chặn sự hình thành của mụn một cách hiệu quả. Ngoài việc tìm hiểu trị mụn có nên uống thuốc không, bạn cũng cần biết được khi nào thì nên sử dụng thuốc trị mụn để hiệu quả nhất.
Uống thuốc trị mụn có ảnh hưởng gì không?
Mặc dù nhiều người đã biết trị mụn có nên uống thuốc nhưng nỗi lo lắng về sự ảnh hưởng của thuốc trị mụn với sức khỏe vẫn còn. Bên cạnh các công dụng giúp thanh lọc, ổn định nội tiết tố thì thuốc trị mụn có một số hạn chế như sau:
- Làm da bị khô, bong tróc hay ngộ độc da.
- Gây ảnh hưởng đến sọ, khiến bạn dễ buồn nôn hoặc đau đầu dữ dội.
- Gây rối loạn nội tiết tố trong thời gian sử dụng, khiến cơ thể mệt mỏi và và dễ bực tức. Cảm giác trong người luôn buồn bực và rất khó chịu.
- Có thể gây táo bón, đầu óc không tỉnh táo, thiếu máu nếu uống thuốc trị mụn trong thời gian dài.
- Kích thích men gan và cholesterol tăng cao dẫn đến xơ gan, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng.
Trị mụn nên uống loại thuốc nào?
Trên thị trường có khá nhiều loại thuốc trị mụn khác nhau, tuy nhiên việc chọn loại thuốc phù hợp với từng người là điều rất quan trọng. Dưới đây là một trong những loại thuốc trị mụn được dùng phổ biến nhất:
Thuốc trị mụn Isotretinoin:
Isotretinoin được dùng cho các trường hợp mụn nặng, mụn gây ra sẹo, mụn bọc lớn,… Thuốc này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn P. Acnes, chống viêm và làm khô cồi mụn nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn giúp kiểm soát tình trạng tăng tiết bã nhờn trên da.
Tuy nhiên, thuốc trị mụn Isotretinoin sẽ gây ra một số tác dụng phụ như khô môi, khô da, tróc vảy,… Thời gian đầu khi sử dụng thuốc sẽ khiến bạn bị táo bón, buồn nôn, đau xương khớp, rối loạn kinh nguyệt,..
Tốt nhất, bạn chỉ nên uống một liều ít Isotretinoin để giảm thiểu tác dụng phụ. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên sử dụng bởi Isotretinoin có thể sẽ gây quái thai. Trị mụn có nên uống thuốc Isotretinoin hay không cần phải có hướng dẫn của bác sĩ.
Sử dụng kháng sinh đường uống
Kháng sinh đường uống thường được sử dụng cho các tình trạng mụn trung bình hoặc nặng. Kháng sinh đường uống được khuyến cáo không nên dùng trong thời gian dài, tối đa chỉ nên dùng 3 tháng. Sau đó bạn cần tái khám để bác sĩ kiểm tra tình trạng da và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài ra, trên thị trường còn có một số loại kháng sinh điều trị mụn phổ biến khác: Doxycycline, Minocycline, Tetracycline, Azithromycin, Erythromycin,… Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn chọn loại thuốc có thành phần phù hợp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc điều hòa nội tiết tố
Rối loạn hormone, nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn trên da. Nếu bạn đang mắc phải mụn nội tiết tố thì bạn cần đến gặp bác sĩ để có những phác đồ điều trị tối ưu nhất. Bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn những phương pháp chăm sóc và các loại thuốc có tác dụng điều hòa nội tiết tố như thuốc tránh thai, thuốc chống androgen…
Nếu bạn muốn biết trị mụn có nên uống thuốc điều hòa nội tiết tố hay không, có trị dứt điểm được hay không, bạn cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất.
Lưu ý khi uống thuốc trị mụn tại nhà
Nếu bạn không đủ kiến thức về chăm sóc da mụn thì việc sử dụng thuốc điều trị mụn tại nhà sẽ có những nguy cơ gây hại cho da. Để tránh những tác hại không đáng có, cần phải lưu ý những điều sau:
- Dùng thuốc cần có sự kiên trì
Muốn điều trị mụn một cách hiệu quả nhất bạn cần phải kiên trì và chăm chỉ chăm sóc da. Lựa chọn những sản phẩm phù hợp và áp dụng đúng phương pháp. Không nên tự ý kéo dài hay bỏ dở liệu trình bởi nó sẽ giảm tác dụng của thuốc và ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Không tùy tiện uống thuốc
Bạn không nên tùy tiện sử dụng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ. Chỉ nên sử dụng đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Bởi trong thuốc có những thành phần gây kích ứng da, nếu sử dụng không đúng cách sẽ khiến làn da bạn trở nên tồi tệ hơn.
- Ngừng sử dụng sản phẩm khi bị dị ứng
Trước khi sử dụng sản phẩm bạn cần kiểm tra về độ an toàn và chất lượng của nó. Nếu trong quá trình sử dụng mà bạn gặp phải các vấn đề như khô da, mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu… thì hãy dừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn. Có thể bạn đã bị dị ứng với các thành phần của thuốc trị mụn.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ về thông tin trị mụn có nên uống thuốc không. Spa trị mụn hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức thật sự hữu ích để áp dụng vào cuộc sống. Chúc bạn trị mụn thành công với sự lựa chọn của chính mình!
Xem thêm bài viết liên quan
- Trị mụn có được ăn trứng không? Ăn trứng như thế nào là đúng?
- Trị mụn có nên ăn hải sản? Những thức ăn da mụn nên tránh
- Trị mụn có nên dùng vitamin C? Những lưu ý khi dùng vitamin C cần biết
- Trị mụn có nên nặn mụn không? Những sai lầm khi nặn mụn
- Trị mụn có nên uống sữa không? Những loại sữa phù hợp cho da mụn
Bình luận