Mụn mủ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt và gây tâm lý tự ti. Đôi lúc chúng còn tạo cảm giác đau nhức, khó chịu, thậm chí nóng sốt nếu tình trạng mụn nặn. Thế nhưng, mụn mủ có nên nặn không? Và làm thế nào để điều trị mụn mủ vừa an toàn, vừa đảm bảo hiệu quả. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mụn mủ là gì?
Để biết mụn mủ có nên nặn không, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu mụn mủ là gì và những nguyên nhân gây ra mụn mủ.
Mụn mủ là là tình trạng mụn trứng cá bị viêm nhiễm với các dấu hiệu nhận biết đặc trưng như ở giữa có nhân mủ đầu trắng, xung quang da màu đỏ và thường gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu. Mụn mủ thường phát triển thành từng cụm và hay gặp nhất khi bước vào tuổi dậy thì.
Mụn mủ rất dễ vỡ dù chỉ là tác động nhẹ. Do bên trong dịch mủ chứa nhiều tế bào chết, vi khuẩn và xác chết của bạch cầu nên nếu không cẩn thận, khi bị vỡ dịch mủ từ bên trong lây sang vùng da lành xung quanh khiến vết thương bị viêm nhiễm và tình trạng mụn trở nên nặng hơn, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo.
Nguyên nhân hình thành mụn mủ
Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên mụn mủ:
- Sự tích tụ dầu nhờn và các tế bào chết bên trong nang lông sẽ khiến da không thể “hô hấp”, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn P. Acnes phát triển, gây viêm nhiễm và hình thành dịch mủ.
- Các loại mỹ phẩm kém chất lượng thường chứa nhiều thành phần gây ảnh hưởng rất lớn đến làn da của bạn như paraben, coricoid khiến da mỏng yếu, nhạy cảm và dễ hình thành mụn mủ.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học khi thường xuyên thức khuya, dùng thực phẩm chế biến sẵn, cay nóng, quá nhiều dầu mỡ, hay uống quá nhiều nước ngọt có gas cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến da bị các nốt mụn mủ ghé thăm.
Mụn mủ có nên nặn không?
Mụn mủ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, tâm lý tự tin của nhiều chị em. Trong nhiều trường hợp mụn mủ nghiêm trọng còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi gây cảm giác đau nhức, thậm chí nóng sốt. Vì vậy, nhiều người muốn nặn bỏ mụn mủ càng nhanh càng tốt.
Tuy nhiên, mụn mủ được xếp vào nhóm các loại mụn nguy hiểm và nguy cơ nhiễm trùng vết thương cao nếu không biết cách xử lý đúng. Dịch mủ bên trong mụn chứa nhiều vi khuẩn, khi nặn dễ gây viêm nhiễm đối vết thương, tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo, vết thâm trên da.
Bên cạnh đó, nếu tay hoặc dụng cụ nặn mụn không được khử trùng sạch sẽ thì vi khuẩn dễ dàng tấn công sang vùng da mụn, không những không loại bỏ được mụn mà còn khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, mụn mủ có nên nặn không thì các chuyên gia khuyên rằng, bạn không nên tự ý nặn mụn mủ tại nhà. Thay vào đó, để loại bỏ loại mụn nguy hiểm này nhanh chóng, an toàn, hiệu quả thì có thể tham khảo một số ở phần tiếp theo của bài viết.
Cách điều trị mụn mủ hiệu quả
Điều quan trọng mà bạn cần lưu ý trước khi lựa chọn cách để điều trị, đó là hãy cẩn trọng xem xét tình trạng mụn mủ đang ở mức độ nào.
Nếu các nốt mụn nhỏ và đang trong giai đoạn đầu phát triển thì chỉ cần chăm sóc làn da hợp lý là chúng sẽ biến mất. Hãy giữ cho làn da luôn được sạch sẽ khỏi dầu nhờn, chất bẩn bằng cách dùng nước tẩy trang, sữa rửa mặt và gel tẩy tế bào chết dịu nhẹ. Không nên dùng khăn mặt chà xát sau khi rửa mặt để tránh vô tình làm vỡ nốt mụn. Thay vào đó, hãy để da mặt khô tự nhiên.
Đối với tình trạng mụn mủ nặng thì bạn cần dùng các đến các loại kem trị mụn. Hầu hết các sản phẩm này đều chứa thành phần axit salicylic, peroxide có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Một mặt, chúng sẽ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn bên trong nang lông, làm khô cồi mụ nhanh chóng. Mặt khác, chúng giúp điều tiết bã nhờn, hạn chế sự tích tụ chất bẩn và ngăn ngừa sự phát triển trở lại của mụn.
Nhiều người khuyên rằng, bạn nên đến thẩm mỹ viện và sử dụng công nghệ cao để điều trị mụn mủ. Tuy nhiên, về nguyên tắc, khi bị mụn mủ thì hầu hết thẩm mỹ viện sẽ dùng thuốc bôi can thiệp làm khô nhân mụn trước, sau đó mới dùng các công nghệ cao hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, ngừa thâm sau mụn.
Các bước nặn mụn mủ đúng cách, an toàn
Để giảm thiểu tối đa các rủi ro sau khi nặn mụn thì việc thực hiện loại bỏ mụn mủ phải diễn ra đúng quy trình. Sau đây là các bước nặn mụn mủ đúng cách và an toàn nhất mà bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Rửa tay sạch sẽ với xà phòng để diệt khuẩn. Đây là bước đầu tiên cũng là bước vô cùng quan trọng giúp hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập vào nốt mụn và khiến tình trạng mụn thêm trầm trọng.
- Bước 2: Khử trùng các dụng cụ nặn mụn tại nhà bằng cồn y tế.
- Bước 3: Xông hơi hoặc chườm ấm vùng da bị mụn nhọt để da mềm hơn, lỗ chân lông được giãn nở. Bước này giúp cho quá trình nặn mụn dễ dàng và hạn chế để lại tổn thương.
- Bước 4: Quá trình nặn mụn được diễn ra bằng thao tác sử dụng kim châm nhẹ vào đỉnh đầu trắng chứa mủ.
- Bước 5: Dùng bông gòn, khăn giấy sạch mềm hoặc băng gạc y tế để bọc ngón tay của bạn lại.
- Bước 6: Tiếp theo ấn nhẹ hai bên nốt mụn mủ để cồi mụn bật ra bên ngoài. Sử dụng lực nhẹ nhàng để hạn chế tổn thương cho làn da.
- Bước 7: Sau khi lấy sạch mủ mụn, rửa lại mặt lần nữa bằng sữa rửa mặt. Ưu tiên lựa chọn các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa thành phần dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm.
- Bước 8: Cuối cùng thoa một lớp nước hoa hồng lành tính hoặc thuốc mỡ kháng khuẩn lên nốt mụn vừa nặn xong.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc mụn mủ có nên nặn không và một số cách điều trị mụn mủ nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Spa trị mụn chúc các bạn sớm sở hữu làn da sạch mụn, sáng đều màu và mị màng như ý.
Bình luận