Bao nhiêu tuổi thì hết nổi mụn? Nguyên nhân mụn tuổi dậy thì


Khi bước vào tuổi dậy thì, sự thay đổi nội tiết tố xuất hiện và kéo theo là hiện tượng mụn dậy thì. Vậy bao nhiêu tuổi thì hết nổi mụn? Nguyên nhân mụn ở tuổi dậy thì là do đâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về vấn đề mụn ở tuổi dậy thì. Cùng theo dõi nhé!

Bao nhiêu tuổi thì hết nổi mụn?

Thắc mắc bao nhiêu tuổi thì hết nổi mụn được các chàng trai cô gái ở lứa tuổi dậy thì thắc mắc rất nhiều. Ở cái tuổi đẹp nhất, vui tươi nhất nhưng lại bị những nốt mụn đáng ghét “tấn công”, chắc chắn là điều không bạn trẻ nào mong muốn.

Thông thường tình trạng mụn sẽ kéo dài từ tuổi mới dậy thì cho đến độ tuổi 25 – 30. Nếu không biết cách chăm sóc da và chế độ ăn uống, vận động hợp lý thì tình trạng mụn trên da sẽ kéo dài thêm bởi tình trạng mụn rất khó để điều trị dứt điểm.

Tình trạng mụn có thể hết sau tuổi 30
Tình trạng mụn có thể hết sau tuổi 30

Nguyên nhân mụn tuổi dậy thì do đâu?

Như đã đề cập ở trên, lứa tuổi dậy thì rất dễ có sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Đó là lý do đầu tiên khiến làn da bắt đầu hình thành các nốt mụn. Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu của việc nổi mụn tuổi dậy thì còn do:

  • Chăm sóc da chưa đúng cách: Sau một ngày học tập và sinh hoạt, da mặt sẽ tiếp xúc với nhiều bụi bặm, vi khuẩn. Nếu không vệ sinh, tẩy trang, rửa mặt thì vi khuẩn sẽ tích tụ trên da tạo điều kiện để vi khuẩn gây mụn trên da.
  • Dùng mỹ phẩm không phù hợp: Tuổi dậy thì thường chưa có sự tìm tòi hay kinh nghiệm trong việc sử dụng mỹ phẩm. Do đó, nếu bạn sử dụng sản phẩm dưỡng da không phù hợp với da mặt sẽ gây kích ứng và nổi mụn.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Tuổi dậy thì thường ở lứa tuổi học sinh, việc ăn uống không kiểm soát rất dễ gây ra mụn. Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, chiên rán, dầu mỡ là nguyên nhân gây mụn càng nhiều.
  • Thức khuya: Đây là thói quen xấu ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất hiện những nốt mụn. Bạn nên tập thói quen ngủ sớm để da đẹp, da khỏe và giảm mụn thâm hiệu quả.
  • Stress, áp lực học tập và công việc: Đây cũng là nguyên nhân khiến da mặt xuất hiện nhiều nốt mụn.
  • Sờ tay lên mặt khi tay bẩn: Thói quen này khiến da mặt bẩn, dính vi khuẩn từ đôi bàn tay chưa được sạch sẽ. Vi khuẩn sẽ tấn công và gây nên các nốt mụn cứng đầu khó trị trên làn da.
Thức khuya là nguyên nhân gây nổi mụn ở tuổi dậy thì
Thức khuya là nguyên nhân gây nổi mụn ở tuổi dậy thì

Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?

Theo các chuyên gia da liễu, mụn dậy thì sẽ kéo dài cho đến khi độ tuổi này trôi qua, lượng hormon trong cơ thể ổn định lại bình thường. Khi tuổi dậy thì bước sang tuổi 18, tình trạng mụn sẽ giảm bớt và ít xuất hiện hơn.

Tuy nhiên, có nhiều tình trạng mụn dậy thì đã bước qua tuổi 18 nhưng mụn vẫn còn. Điều này còn do cơ địa và cách chăm sóc da của mỗi người. Nếu bạn gặp trường hợp mụn kéo dài nhiều năm liền không hết, đây có thể là chuyển biến khác của mụn dậy thì, bạn cần phương pháp điều trị khác đúng đắn hơn.

Mụn tuổi dậy thì có tự hết không?

Tình trạng mụn dậy thì có thể sẽ tự hết. Nhưng một số trường hợp mụn vẫn còn bu bám dù đã qua tuổi dậy thì. Để tránh việc mụn hình thành nhiều hơn và nặng hơn sau tuổi dậy thì, bạn cần đặc biệt quan tâm chăm sóc da đúng cách, ăn uống đảm bảo để nội tiết tố trong cơ thể được ổn định, mụn tuổi dậy thì sẽ tự hết.

Mụn tuổi dậy thì sẽ kéo dài cho đến hết tuổi 18
Mụn tuổi dậy thì sẽ kéo dài cho đến hết tuổi 18

Giải pháp trị mụn tuổi dậy thì hiệu quả

Dù bạn đã biết bao nhiêu tuổi thì hết nổi mụn, bạn vẫn cần quan tâm chăm sóc cho làn da của mình luôn được khỏe. Muốn vậy, bạn phải áp dụng các giải pháp đúng cách, hợp lý trong quá trình chăm sóc da như sau:

  • Thường xuyên rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho da mụn. Tốt nhất nên sử dụng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Nếu bạn có trang điểm, nên dùng nước tẩy trang để lấy đi lớp trang điểm trước rồi sau đó mới dùng sữa rửa mặt. Khi rửa tay cần massage nhẹ nhàng, không nên chà xát quá mạnh đau ráu các nốt mụn.
  • Trước khi ra đường phải bôi kem chống nắng, tránh ánh nắng tác động trực tiếp lên da gây tổn hại đến các nốt mụn.
  • Tẩy tế bào chết cho da từ 2-3 lần/tuần với loại dịu nhẹ, chuyên dùng cho da mụn.
  • Tuyệt đối không nên nặn mụn khi tay đang bẩn hay dụng cụ nặn mụn chưa khử trùng. Thường xuyên vệ sinh, sát khuẩn dụng cụ nặn mụn.
  • Uống nhiều nước và ăn các loại trái cây mát, tốt cho làn da mụn.
Cần áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa mụn hiệu quả
Cần áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa mụn hiệu quả

Bài viết đã giải đáp bao nhiêu tuổi thì hết nổi mụn và nguyên nhân cùng những giải pháp xử lý mụn ở tuổi dậy thì. Spa trị mụn hy vọng những thông tin này thật sự hữu ích và bạn sẽ áp dụng vào trong việc trị mụn của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Đánh giá bài viết

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan