Mụn nhọt được hình thành là do nhiễm trùng ở các nang lông trước, sau đó tổn thương viêm nang lông rộng ra bên ngoài. Thời gian kéo dài khoảng 1 -2 tuần, ai cũng có thể gặp phải mụn nhọt, tuy nhiên cách nặn mụn nhọt không đau và an toàn nên thực hiện như thế nào?
Hãy để chúng mình chia sẻ chi tiết hơn qua bài viết sau nhé!
Có nên nặn mụn nhọt hay không?
Theo lời khuyên của các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc da, không phải trường hợp nào cũng được phép nặn mụn nhọt. Việc nặn mụn phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Mức độ hiện tại của mụn nhọt: Nếu ở mức độ nhẹ, mụn mọc riêng lẻ thì có thể nặn được. Còn nếu mụn đã nặng, mọc thành chùm, mảng lớn thì tuyệt đối không được nặn.
- Tình trạng mụn: Mụn nhọt không sưng đau và cồi mụn thành nhân trắng thì có thể nặn. Nếu mụn vẫn sưng đỏ trong một thời gian dài, nằm sâu dưới da, không có nhân trắng thì không được nặn.
- Dựa vào vị trí mụn: Lưu ý cách nặn mụn nhọt chỉ được thực hiện ở những vị trí an toàn trên mặt. Không nên nặn ở những khu vực nằm trong lòng bàn tay, vùng chữ T nguy hiểm: sống mũi, chóp mũi, hay bên mép mũi, quanh mắt.
Bên cạnh đó, còn có thể chủ động ngăn ngừa mụn nhọt bởi các nguyên nhân hình thành mụn nhọt sau:
- Chế độ ăn uống: việc ăn ít chất xơ, rau củ quả làm cho gan phải hoạt động nhiều hơn, không thể thải các chất độc tố ra khỏi cơ thể. Hoặc ăn nhiều thịt, đạm, uống ít nước…cũng là nguyên nhân dẫn đến hình thành mụn nhọt.
- Sử dụng bia, chất kích thích khiến gan hoạt động kém. Chế độ sinh hoạt không hợp lý, thức khuya, mất ngủ cũng là nguyên nhân.
- Do stress, tâm trạng không ổn định thì chức năng thận và gan sẽ bị yếu đi.
- Hoặc yếu tố bên ngoài môi trường như thời tiết, ánh nắng gay gắt, không khí, khỏi bụi….cơ thể nóng sẽ dễ phát sinh mụn nhọt hơn.
Hậu quả nặn mụn nhọt sai cách
Nếu bạn nặn mụn sai cách có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn như mụn tái phát hoặc lan rộng hơn, thậm chí có thể gây ra tổn thương cho da, làm hình thành vết thâm hoặc sẹo trên vết nặn mụn.
Ngoài ra, nếu quá trình nặn mụn không được thực hiện trong điều kiện vệ sinh tốt, có thể dẫn đến bị nhiễm trùng khiến da trở nên đỏ, sưng và da bạn trở nên xấu đi. Một số trường hợp có thể hình thành thâm sạm hoặc thậm chí là sẹo, làm mất thẩm mỹ của làn da.
Do đó, quá trình nặn mụn nhọt cần được thực hiện một cách thận trọng và đúng cách, với việc tuân thủ quy trình vệ sinh, bạn có thể để tránh những hậu quả không mong muốn cho làn da của bạn.
Trước khi quyết định nặn mụn, hãy xem xét tình trạng da và nếu cần, tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia da liễu để thực hiện quy trình chăm sóc da một cách an toàn và hiệu quả.
Các bước nặn mụn nhọt đúng cách
Cách nặn mụn nhọt được thực hiện khá dễ dàng. Để đảm bảo những nốt mụn được lấy đi một cách nhanh chóng và an toàn, bạn cần thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Hãy đảm bảo rửa tay kỹ càng bằng xà phòng diệt khuẩn và nước ấm trong ít nhất 20 giây trước khi nặn mụn, giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.
- Bước 2: Sử dụng miếng bông gòn thấm cồn y tế để lau sạch dụng cụ nặn mụn giúp diệt khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Bước 3: Thực hiện xông hơi vùng da chứa mụn nhọt để làm mềm và mở lỗ chân lông, giúp cho quá trình nặn dễ dàng hơn.
- Bước 4: Sử dụng một cây kim châm được khử trùng, đặt nhẹ vào đỉnh đầu trắng của mụn mủ. Không nên áp lực mạnh để tránh làm tổn thương da.
- Bước 5: Để tránh tiếp xúc trực tiếp giữa ngón tay và da, bọc ngón tay bằng một lớp bông gòn, khăn giấy hoặc băng gạc y tế để ngăn ngừa việc gây tổn thương hoặc nhiễm trùng cho da.
- Bước 6: Sử dụng ngón tay bọc, áp một áp lực nhẹ từ hai bên của nốt mụn nhọt rồi ấn nhẹ để mủ được đẩy ra khỏi lỗ chân lông.
- Bước 7: Sau khi nặn mụn, hãy rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt nhẹ nhàng để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn. Sau đó, sử dụng toner hoặc tinh chất có chứa thành phần se lỗ chân lông để làm dịu da. Bạn cũng có thể áp dụng một ít thuốc mỡ kháng khuẩn để ngăn vi khuẩn tái phát.
Cách nặn mụn nhọt không đau và an toàn tại nhà
Trước khi tiến hành nặn mụn nhọt, bạn cần thực hiện vệ sinh cả tay và các dụng cụ nặn mụn. Sát khuẩn chúng thật kỹ, bằng nước chanh, chè xanh hoặc nước muối sinh lý….
Đối với những nốt mụn nhọt có thể nặn tại nhà được, các bạn hãy áp dụng cách nặn mụn nhọt không đau và an toàn sau:
Cách nặn mụn nhọt bằng tay
Đây là cách cơ bản nhất trong việc nặn mụn, không cần chuẩn bị nhiều dụng cụ. Tuy nhiên áp dụng cách này, phải đảm bảo tay đã được sát khuẩn sạch sẽ, từng ngón tay không chứa vi khuẩn hay bụi bẩn, bởi chúng có thể xâm nhập và vết thương và làm tình trạng mụn nặng hơn.
Cách thực hiện
Sử dụng hai đầu ngón tay ấn nhẹ vào hai bên cồi mụn. Tiến hành dùng lực vừa phải để đẩy mủ viêm ra bên ngoài. Nên trang bị bông y tế để lau vết mủ và máu khi nặn hết cồi mụn ra.
Cách nặn mụn nhọt bằng tăm bông
Nếu không yên tâm về cách nặn mụn bằng tay, bạn có thể sử dụng tăm bông để đảm bảo vệ sinh tốt hơn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên sử dụng tăm bông đòi hỏi bạn phải khéo léo hơn, điều chính tăm bông để tạo ra lực vừa phải thì mới sạch hết nhân mụn và không làm đau.
Cách thực hiện
Sử dụng 2 đầu tăm bông ấn nhẹ xuống hai bên đầu mụn nhọt cho đến khi thấy hết mủ mụn nhọt được đẩy ra bên ngoài. Sau đó cũng sử dụng tăm bông để lau bớt mũ và dịch vàng do mụn để lại.
Cách nặn mụn nhọt với que nặn mụn
Que nặn mụn chuyên dụng trong việc nặn mụn cứng đầu sẽ là “trợ thủ đắc lực” cho bạn khi nặn mụn nhọt. Que nặn mụn có thiết kế 1 đầu nhọn và 1 đầu tròn, bạn có thể tận dụng để đẩy nhân mụn mủ ra bên ngoài, khá tiện lợi. Tuy nhiên, khi nặn mụn nhọt với que bạn cần thận trọng để tránh gây tổn thương cho da. Sau khi sử dụng phải sát khuẩn thật kỹ.
Cách thực hiện
- Bước 1: Sử dụng đầu nhọn của que, chích nhẹ nhàng trên đầu mụn nhọt (với những nốt mụn nhọt đã vỡ thì có thể bỏ qua bước này).
- Bước 2: Sử dụng đầu tròn còn lại của que nặn mụn, đặt chính giữa cồi mụn và ấn nhẹ xuống để đẩy mụn viêm ra ngoài.
- Bước 3: Dùng tăm bông lau mũ và dịch vàng do mụn để lại.
- Bước 4: Rửa sạch và sát khuẩn que nặn mụn, bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ.
Lưu ý: Sau khi nặn mụn nhọt bạn cần chăm sóc da thật kỹ, nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn và để lại sẹo:
- Vệ sinh vùng da mới nặn mụn bằng nước muối sinh lý. Hoặc sử dụng các loại thuốc chuyên dụng, chăm sóc da sau khi nặn mụn.
- Hạn chế tối đa chạm tay vào mụn nhọt, bởi có nguy cơ đem vi khuẩn vào gây hại cho vết thương.
- Hạn chế các loại mỹ phẩm khi vừa mới nặn và các loại kem dưỡng, sữa tắm.
- Khi thấy mụn có dấu hiệu bất thường, không phục hồi thì cần đến ngay bác sĩ, cơ sở uy tín để được thăm khám, điều trị.
Trên đây là một số chia sẻ về cách nặn mụn nhọt không đau và an toàn tại nhà. Việc nặn mụn có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến nhiễm trùng vết thương nên bạn cần hết sức cẩn trọng. Nếu không cảm thấy an toàn, hãy đến trung tâm da liễu và các địa chỉ spa trị mụn điều trị mụn uy tín – chất lượng nhé.
Bình luận