mụn mọc quanh miệng và cằm- Nguyên nhân cách điều trị mọc mụn


Nổi mụn mọc quanh miệng và cằm thường là kết quả của sự dao động hormone có thể xảy ra trong tuổi dậy thì hoặc chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, ở độ tuổi nào thì ai cũng có thể bị nổi mụn ở cằm. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết hơn về nguyên nhân gây mụn ở những vị trí này và cách điều trị hữu hiệu.

Những nguyên nhân mụn mọc quanh miệng và cằm

Những vị trí phổ biến nhất để nhìn thấy mụn là trên mặt, dọc theo vùng hình chữ T, bắt đầu từ trán và kéo dài xuống mũi đến cằm. Những vị trí này có sự tập trung nhiều hơn các tuyến bã nhờn trên cả trán và cằm.

Mụn có thể dễ xuất hiện hơn ở gần miệng nếu da ở khu vực này bị kích ứng hoặc bạn thường xuyên chạm tay, sờ nắn vào.

Quai mũ bảo hiểm

Dây đeo cằm trên mũ bảo hiểm tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn chứa nhiều vi khuẩn có thể dễ dàng làm tắc nghẽn các lỗ chân lông gần miệng và cằm của bạn. Hơn nữa hãy đảm bảo rằng mũ bảo hiểm của bạn không quá chật khi đội lên đầu nhé. Bạn có thể nhẹ nhàng làm sạch da mặt và cằm sau khi đội mũ.

Phần quay nón mũ bảo hiểm tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn nên khi chạm vào cằm dễ sinh mụn
Phần quay nón mũ bảo hiểm tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn nên khi chạm vào cằm dễ sinh mụn

Nhạc cụ

Bất kỳ dụng cụ âm nhạc nào đặt trên cằm và miệng, chẳng hạn như đàn vi-ô-lông, khèn, sáo… hoặc liên tục chạm vào vùng xung quanh miệng, chẳng hạn như thổi sáo, đều có thể dẫn đến tắc lỗ chân lông và nổi mụn gần miệng.

Cạo râu

Kem cạo râu hay các sản phẩm dầu cạo râu chứa các thành phần có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc gây kích ứng cho da nhạy cảm, dẫn đến nổi mụn mọc quanh miệng và cằm. Vì vậy, khi cần mua sản phẩm kem cạo râu cần phải tìm hiểu kỹ càng thành phần cũng như ưu tiên chọn các hãng uy tín.

Son dưỡng môi

Các sản phẩm son hoặc dầu dưỡng môi có thể khiến nhiều bạn bị nổi mụn mọc quanh miệng và cằm. Thành phần sáp chứa trong son dưỡng môi có thể làm bí bách lỗ chân lông nếu son dưỡng môi lan ra vùng da xung quanh.

Son dưỡng môi thoa thừa có thể gây tắc lỗ chân lông gây mụn quanh miệng và cằm
Son dưỡng môi thoa thừa có thể gây tắc lỗ chân lông gây mụn quanh miệng và cằm

Sử dụng điện thoại di động

Bất cứ thứ gì tiếp xúc với cằm của bạn đều có thể gây bít lỗ chân lông. Nếu bạn đặt điện thoại lên cằm trong khi nói chuyện thường xuyên, điều đó có thể gây ra mụn mọc quanh miệng và cằm. Vì vậy, nếu có thể, hạn chế tối đa những vật dụng như thế nào tiếp xúc trực tiếp với vùng da quanh cằm và miệng.

Nội tiết tố

Hormone (còn được gọi là androgen) có tác dụng kích thích sản xuất bã nhờn, từ đó làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến mụn trứng cá, mụn nhọt.

Mụn trứng cá do nội tiết tố được cho là thường xảy ra trên đường viền hàm, miệng và cằm. Tuy nhiên, gần đây cho thấy mối liên hệ giữa hormone và mụn trứng cá có thể không đúng như người ta từng nghĩ, ít nhất là ở phụ nữ.

Biến động nội tiết tố có thể là kết quả của dậy thì, hành kinh, thai kỳ, thời kỳ mãn kinh, chuyển đổi hoặc bắt đầu sử dụng một số loại thuốc tránh thai, hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ.

Cách trị mụn mọc quanh miệng và cằm

Mụn mọc quanh miệng và cằm có thể rất khó chịu nhưng bạn hãy dũng cảm đối mặt với nó. Nếu bạn lo lắng về mụn trứng cá của mình, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được khám da trực tiếp và tư vấn mọi vấn đề liên quan đến điều trị cũng làm thế nào để chăm sóc da đúng cách, hiệu quả.

Bác sĩ da liễu bằng kinh nghiệm thực tiễn cùng chuyên môn cao sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị hoặc kết hợp một vài phương pháp điều trị khác nhau phù hợp với bạn.

Thuốc kê đơn từ bác sĩ sẽ giúp điều trị mụn mọc quanh miệng và cằm hiệu quả
Thuốc kê đơn từ bác sĩ sẽ giúp điều trị mụn mọc quanh miệng và cằm hiệu quả

Nói chung, mụn mọc quanh miệng và cằm sẽ phản ứng với các phương pháp điều trị giống như cách bạn sử dụng để điều trị mụn trên các bộ phận khác của khuôn mặt.

Một số loại thuốc mà bác sĩ Da liễu có thể kê đơn cho bạn bao gồm:

  • Kem trị mụn, sản phẩm rửa và gel trị mụn có chứa benzoyl peroxide (BP) hoặc axit salicylic (SA)
  • Thuốc kháng sinh uống hoặc bôi theo toa
  • Kem bôi trị mụn theo toa, chẳng hạn như axit retinoic hoặc benzoyl peroxide theo toa
  • Thuốc tránh thai
  • Isotretinoin (Accutane)
  • Liệu pháp ánh sáng và tẩy da bằng hóa chất

Để điều trị mụn mọc quanh miệng và cằm, bạn có thể làm theo các bước chung sau:

  • Rửa khu vực cằm và miệng bằng chất tẩy rửa nhẹ hoặc chất tẩy rửa có chứa axit salicylic
  • Chườm một túi đá lên khu vực nổi mụn trong khoảng 5 phút để giúp giảm mẩn đỏ
  • Bôi kem hoặc thuốc mỡ có chứa thành phần benzoyl peroxide
  • Tránh nặn mụn hoặc cố gắng nặn mụn ở quanh miệng và cằm
Chườm túi đá lên vùng da bị nổi mụn để làm dịu da, giảm mẩn đỏ, viêm sưng
Chườm túi đá lên vùng da bị nổi mụn để làm dịu da, giảm mẩn đỏ, viêm sưng

Cách ngăn ngừa mụn mọc quanh miệng và cằm

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn chặn triệt để sự phát triển của mụn nhọt ở cằm và miệng. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể làm để giúp ngăn ngừa chúng, bao gồm:

  • Bạn chỉ nên làm sạch da mặt trong hai lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, lành tính là được.
  • Nếu bạn sử dụng những mỹ phẩm trang điểm, hãy chắc chắn rằng nó được dán nhãn là “non comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông).
  • Không để các sản phẩm chăm sóc tóc dính trên mặt bởi các hóa chất của nó có thể khiến da nổi mụn. Đồng thời giữ tóc xa cằm và thường xuyên làm sạch tóc nhé!
  • Rửa sạch da mặt ngay sau khi chơi nhạc cụ có chạm vào mặt, cằm hay miệng.
  • Chỉ sử dụng các sản phẩm không chứa dầu, không gây dị ứng trên da mặt.
  • Đừng nên nặn mụn, nhất là khi mụn chưa chín.
  • Tắm sau khi luyện tập thể dục thể thao, chạy bộ cũng như các hoạt động khác.
  • Tránh tình trạng thoa son lên môi mà bị thừa ra phần da quanh miệng.
  • Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn có nhiều đường.
  • Giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi hoặc các kích thích tố khác.
  • Tránh chạm vào mặt quá mức bằng bàn tay và ngón tay.
  • Sử dụng kem chống nắng không chứa dầu thường xuyên.
  • Giữ cho ga trải giường và các bộ đồ giường khác được sạch sẽ, giặt giũ thường xuyên.
Không dùng tay trực tiếp nặn mụn mọc quanh miệng và cằm vì có thể khiến mụn lây lan
Không dùng tay trực tiếp nặn mụn mọc quanh miệng và cằm vì có thể khiến mụn lây lan

Để ngăn ngừa lông mọc ngược, những người cạo râu nên lưu ý:

  • Sử dụng kem cạo râu dưỡng ẩm
  • Sử dụng dao cạo râu sắc bén
  • Cân nhắc thử một quy trình tẩy lông nào đó ít khả năng gây tình trạng kích ứng da hơn.

Bạn cũng nên tránh một số hoạt động để giúp điều trị và ngăn ngừa mụn hình thành ở cằm và miệng, chẳng hạn như:

  • Ngủ với lớp trang điểm trên điểm vẫn còn trên da vừa khiến da dễ nổi mụn lại còn sớm bị hóa chất mỹ phẩm làm da lão hóa
  • Để da bị khô khiến da càng dễ tiết dầu nhiều hơn gây mụn
  • Chuyển đổi phương pháp điều trị thường xuyên
  • Sử dụng các chất tẩy rửa mạnh và tẩy tế bào chết nhiều lần

Trên đây là những nguyên nhân và cách điều trị mụn mọc quanh miệng và cằm hiệu quả mà bạn có thể ghi chú lại để áp dụng khi cần. Ngoài ra, trong bài viết cũng spa trị mụn chia sẽ rất cụ thể về những cách phòng ngừa mụn hiệu quả thế nên hãy “save” lại trong trí nhớ để tránh phạm phải những sai lầm trong chăm sóc khiến da nổi mụn nhé.

Đánh giá bài viết

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan