Cần lưu ý cách lấy nhân mụn tại nhà an toàn, hiệu quả


Bạn nghĩ chỉ cần đưa tay lên mặt, nặn nhè nhẹ là mặt sẽ… hết mụn? Sai rồi nhé, mụn không những không đi hết mà còn kéo thêm “đồng đội” để “chiếm đóng” da bạn nữa đấy. Vì thế, để không phải chịu những hậu quả nặng nề do sở thích tự nặn mụn sai cách, bạn cần nắm được những lưu ý về cách lấy nhân mụn tại nhà mà chúng mình muốn chia sẻ sau đây.

Hiểu được loại mụn nào nên và không nên nặn

“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Và nặn mụn… cũng vậy. Nếu bạn không biết được loại mụn nào có thể và không thể nặn, bạn sẽ “thua” đau đớn trong “cuộc chiến” điều trị mụn của mình. Nói thì ghê gớm vậy thôi, thật ra trước khi biết được cách lấy nhân mụn tại nhà, bạn chỉ cần nhận biết được:

Mụn có thể nặn:

  • Mụn trứng cá không viêm
  • Mụn đầu đen
  • Mụn đầu trắng
  • Một số loại mụn có nhân bên trong
Thói quen tự ý nặn mụn là nguyên nhân khiến mụn không bao giờ chịu “rời” bạn
Thói quen tự ý nặn mụn là nguyên nhân khiến mụn không bao giờ chịu “rời” bạn

Mụn không được nặn:

  • Mụn trứng cá viêm
  • Mụn đỏ
  • Mụn u nang
  • Mụn bọc không đầu
  • Mụn mủ
  • Mụn đỏ
  • Mụn thịt
  • Mụn máu
  • Mụn nước
  • Mụn không có nhân
  • Mụn viêm sưng, có đầu trắng

Nếu da bạn đang nổi nhiều loại mụn khác nhau, hãy cẩn thận trước khi tiến hành nặn mụn. Tốt hơn, bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và phân loại mụn trên da để có được hướng điều trị tốt nhất.

Kiểm tra xem đã đến lúc “chín muồi” chưa

Tất nhiên “chín muồi” đây không phải là tâm trạng của bạn hay trái cây, mà là tình trạng của mụn. Nếu nhân mụn bị mủ đông cứng lại, có màu đen sạm và bị đẩy một phần lên thì đây là lúc thích hợp để bạn lấy mụn dễ dàng mà không gây tổn thương cho da.

Nếu nhân mụn chưa bị phần mủ của mụn phủ cứng lên có nghĩa mụn vẫn còn đang viêm, sưng đỏ. Vì thế, khi bạn nặn trong trường hợp này, vừa không lấy được hết nhân mụn mà còn khiến mụn quay trở lại, hoặc tình trạng mụn trở nên tệ hơn.

Đừng quên bước làm sạch, khử khuẩn

Trước khi thực hiện cách lấy nhân mụn, bạn cần làm những bước quan trọng sau đây:

  • Rửa mặt với sữa rửa mặt phù hợp với làn da của bạn
  • Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn sạch sẽ bằng cồn y tế chuyên dụng
  • Đeo găng tay y tế dùng một lần
Sát khuẩn tay và đồ nặn mụn là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình nặn mụn
Sát khuẩn tay và đồ nặn mụn là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình nặn mụn

Những bước làm sạch này nhằm mục đích tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ trên tay và dụng cụ nặn mụn có cơ hội lây lan khi tiếp xúc với da mặt. Nghiêm trọng hơn, việc bạn không thực hiện quy trình sát khuẩn này trước khi nặn mụn sẽ khiến da bị nhiễm trùng, mụn quay lại nhanh và nhiều hơn.

Tẩy tế bào chết

Sau khi rửa mặt, việc tẩy tế bào chết sẽ giúp lấy đi lớp sừng trên bề mặt da cùng cặn bẩn cứng đầu còn sót lại ở lỗ chân lông. Thao tác này còn làm làn da trở nên mềm mại hơn, khiến cho quá trình lấy mụn dễ dàng và hạn chế tối đa việc để lại mụn thâm.

Tẩy tế bào chết làm làn da trở nên mềm mại hơn
Tẩy tế bào chết làm làn da trở nên mềm mại hơn

Nhớ xông hơi mặt

Có thể nói, xông hơi mặt cũng là bước quan trọng thứ hai sau bước làm sạch. Xông hơi mặt sẽ giúp đào thải độc tố và bụi bẩn, lỗ chân lông giãn nở, thông thoáng tạo điều kiện cho bạn lấy nhân mụn ra khỏi bề mặt da dễ dàng hơn.

Bạn có thể xông hơi bằng nhiều cách khác nhau, dùng nước lọc bình thường hoặc để thêm vài miếng chanh, bưởi, muối hoặc sả để tăng độ thư giãn cho da. Nếu không có máy xông hơi, bạn chỉ cần lấy một cái nồi nhỏ, đun sôi nước và nguyên liệu nếu có. Sau đó lấy một tấm khăn hoặc chăn, phủ lên người và nồi xông tạo thành một cái lều. Bạn có thể xông hơi trong khoảng 10 đến 15 phút.

Lưu ý: Không để mặt quá kề vào hơi nước, dễ làm phỏng và gây kích ứng da.

Cách lấy nhân mụn tại nhà an toàn

Sau khi đã thực hiện những bước trên, bạn nên chọn một nơi có ánh sáng tốt để bạn có thể xác định được mình đang nặn… cái gì, nặn đúng không và nhân mụn đã ra hết chưa.

Dùng dụng cụ nặn mụn ấn nhẹ đến khi nhân mụn trồi ra hết hoàn toàn, bạn có thể cử động cơ mặt để quá trình nặn dễ dàng hơn. Tránh đẩy quá nhanh sẽ dẫn đến tổn thương, viêm da.

Lấy nhân mụn tại nhà có hiệu quả hay không, phụ thuộc nhiều vào mức độ cẩn thận của bạn
Lấy nhân mụn tại nhà có hiệu quả hay không, phụ thuộc nhiều vào mức độ cẩn thận của bạn

Nên nhớ, không được dùng tay hoặc móng tay để nặn mụn. Dù bạn có vệ sinh sạch đến đâu, thì vi khuẩn từ những nơi khác cũng dễ dàng quay trở lại tay của bạn nhanh nhất. Việc dùng tay nặn mụn được xem là “kẻ thứ 3” mang vi khuẩn từ nơi khác xâm nhập vào các ổ mụn, gây mụn nhiều hơn.

Đắp mặt nạ dịu da

Sau khi loại bỏ nhân mụn xong, bạn có thể sử dụng những loại mặt nạ cấp ẩm và làm dịu da. Mặt nạ có công dụng giảm sưng đỏ khu vực vừa nặn mụn, đồng thời hỗ trợ da phục hồi nhanh chóng hơn. Bạn hãy ưu tiên những sản phẩm có thành phần dưỡng chất lành tính để tránh gây tổn thương cho làn da nhạy cảm.

Sử dụng những loại mặt nạ cấp ẩm và làm dịu da
Sử dụng những loại mặt nạ cấp ẩm và làm dịu da

Chăm sóc da sau khi nặn

Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc vài viên đá tinh khiết được bọc trong khăn để vệ sinh mặt lại một lần nữa, nhằm sát khuẩn, tránh làm viêm sưng và nhiễm trùng da.

Ngày đầu tiên sau khi nặn mụn, không bôi bất kỳ mỹ phẩm hay thuốc trị mụn nào lên da để tránh tình trạng tái viêm, kích ứng. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ và toner phù hợp để cân bằng độ pH cho da. Những ngày sau khi nặn mụn, bạn nhớ phải che chắn cẩn thận khi ra đường để tránh thâm, nám cho làn da của mình.

Chế độ dinh dưỡng sau nặn mụn

Việc nặn mụn sẽ khiến làn da xuất hiện nhiều vết thương hở li ti, do đó trong thực đơn hàng ngày bạn nên loại bỏ các thực phẩm như thịt bò, rau muống, nước tương, thịt gà, gạo nếp,… nhằm tránh để lại thâm sẹo, vết sưng mủ sau nặn mụn. Đồng thời bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để thúc đẩy quá trình phục hồi của vết thương.

Việc nặn mụn sẽ khiến làn da xuất hiện nhiều vết thương hở li ti
Việc nặn mụn sẽ khiến làn da xuất hiện nhiều vết thương hở li ti

Sử dụng sản phẩm chống viêm

Sau từ 3 đến 5 ngày, bạn có thể sử dụng thêm kem chống viêm lành tính để không bị tái viêm và tiêu diệt triệt để vi khuẩn gây mụn. Tuy nhiên bạn chỉ nên bôi thoa những dòng kem được chỉ định bởi bác sĩ da liễu. Tuyệt đối không tự ý dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường.

Hạn chế tập luyện thể thao

Giai đoạn vừa nặn mụn xong, bạn cần giảm cường độ các bài thể dục thể thao. Bởi khi vận động, tuyến mồ hôi sẽ hoạt động vượt mức và gây nên tình trạng viêm sưng, nhiễm trùng da. Hãy nghỉ ngơi khoảng 2 – 3 ngày sau khi lấy nhân mụn, và sau đó bạn có thể tập luyện trở lại như bình thường.

Khi vừa nặn mụn xong cần hạn chế luyện tập thể dục thể thao
Khi vừa nặn mụn xong cần hạn chế luyện tập thể dục thể thao

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã nắm rõ hơn về quy trình cũng như cách lấy nhân mụn tại nhà để có kế hoạch đúng đắn trong quá trình “đuổi” mụn. Spa trị mụn chúc bạn luôn có làn da khỏe đẹp nhé!

Đánh giá bài viết

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan