Bị mụn có ăn trứng được không? Cách ăn trứng không lo nổi mụn


Chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong những yếu tố quyết định đến thời gian và hiệu quả điều trị mụn. Trong quá trình lấy lại làn da sạch mụn, sáng mịn, nhiều người thắc mắc trị mụn có được ăn trứng không và nên ăn thế nào đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về thực phẩm này và có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp.

Bị mụn có được ăn trứng không?

Theo bác sĩ da liễu, bị mụn có thể ăn trứng, tuy nhiên cần hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này. Nguyên nhân là bởi trứng có thể gây quá tải cho thận dẫn đến việc cơ thể tích tụ nhiều độc tố, từ đó khiến mụn xuất hiện. Bên cạnh đó, ăn nhiều trứng còn có thể làm tăng huyết áp, thay đổi hormone trong cơ thể kéo theo mụn phát triển.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo rằng bạn chỉ nên ăn từ 1-2 quả trứng luộc mỗi tuần để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời hạn chế được những tác dụng phụ có liên quan.

Trị mụn có được ăn trứng không và ăn thế nào để không bị nổi mụn?
Trị mụn có được ăn trứng không và ăn thế nào để không bị nổi mụn?

Ăn trứng như thế nào để không bị nổi mụn?

Nếu là một “fan cứng” của trứng và bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi trị mụn có được ăn trứng, vậy bạn cần phải ăn như thế nào để không khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong nội dung tiếp theo của bài viết bạn nhé!

Không nên ăn quá nhiều trứng

Như đã đề cập, các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo rằng một người trưởng thành chỉ được ăn tối đa 5 quả trứng trong vòng 7 ngày liên tục, trẻ em thì có thể ít hơn, tùy thuộc vào lứa tuổi.

Ăn quá nhiều trứng khiến cơ thể xuất hiện các bệnh lý như tim mạch, nổi mụn, huyết áp
Ăn quá nhiều trứng khiến cơ thể xuất hiện các bệnh lý như tim mạch, nổi mụn, huyết áp

Việc ăn quá nhiều trứng so với mức quy định sẽ khiến bạn phải đối mặt với vấn đề dung nạp một lượng lớn cholesterol vào cơ thể và trở thành nguyên nhân gián tiếp gây các bệnh tim mạch, huyết áp, thận, nổi mụn nhọt, viêm da,…

Vì vậy, hãy ăn trứng với liều lượng phù hợp theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng để hạn chế những trường hợp xấu có thể xảy ra với sức khỏe.

Hạn chế kết hợp nhiều gia vị trong món trứng

Không chỉ trứng mà mất kỳ món ăn nào được chế biến với nhiều gia vị, hương liệu thì cũng sẽ không còn giữ được hương vị nguyên bản. Bên cạnh đó, hàm lượng muối có sẵn trong các món ăn cũng sẽ khiến cơ thể bị tích nước, thận hoạt động quá mức và không đào thải hết độc tố, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có mụn.

Các món trứng chiên hay nướng sa tế mặc dù thơm ngon, hấp dẫn nhưng lại chứa nhiều gia vị mặn, ngọt, cay nóng. Các gia vị này có thể gây nóng trong người và khiến tình trạng mụn nổi nhiều hơn.

Cách tốt nhất là bạn chỉ nên ăn trứng luộc hoặc hấp để đảm bảo ít dầu mỡ và gia vị nhất có thể.

Những người đang có mụn nên ăn trứng luộc hoặc hấp
Những người đang có mụn nên ăn trứng luộc hoặc hấp

Nên ăn trứng vào buổi sáng

Bên cạnh liều lượng và cách chế biến thì thời điểm ăn trứng cũng có thể ảnh hưởng lớn đến việc hình thành mụn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian tốt nhất để trứng phát huy tác dụng tốt nhất đối với sức khỏe đó là buổi sáng. Đây cũng là thời điểm cơ thể hấp thụ dinh dưỡng mạnh mẽ và hiệu quả nhất.

Vào buổi sáng, bạn có thể ăn trứng kèm với sữa, bơ hoặc bánh mì để nạp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Có nhiều món với trứng mà bạn có thể thử để thay đổi để phong phú hơn khẩu vị mỗi ngày như trứng luộc, hấp, áp chảo, chiên, trứng lòng đào, bánh flan,…

Ăn trứng vào buổi sáng giúp hàm lượng dưỡng chất nhanh thẩm thấu vào cơ thể
Ăn trứng vào buổi sáng giúp hàm lượng dưỡng chất nhanh thẩm thấu vào cơ thể

Ngoài ra, bạn không nên ăn trứng vào buổi tối vì thời gian này là lúc mọi cơ quan trong cơ thể cần nạp lại năng lượng, việc ăn trứng có thể sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động nhiều hơn, gây đầy hơi, chướng bụng và khó ngủ.

Một số câu hỏi liên quan về vấn đề ăn trứng mà bạn nên biết

Sau khi biết câu trả lời cho câu hỏi trị mụn có được ăn trứng thì chắc hẳn bạn cũng băn khoăn không biết là trứng vịt lộn hay trứng cút thì có được không. Tìm hiểu câu trả lời trong phần tiếp theo của bài viết bạn nhé!

Bị mụn có thể ăn trứng vịt lộn và trứng cút được không?
Bị mụn có thể ăn trứng vịt lộn và trứng cút được không?

Bị mụn có ăn trứng vịt lộn được không?

Câu trả lời cho câu hỏi trị mụn có ăn được trứng vịt lộn không đó là có. Hàm lượng dưỡng chất có trong trứng vịt lộn khá dồi dào, tuy nhiên lại lành tính, có thể làm mát cơ thể, nuôi dưỡng làn da trở nên hồng hào, khỏe mạnh hơn.

Vì vậy, nếu bạn là “fan” của món đặc biệt này thì đừng ngần ngại thưởng thức khi bị mụn. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường hay viêm gan thì nên cân nhắc loại bỏ trứng vịt lộn ra khỏi chế độ ăn của mình. Vì hàm lượng dưỡng chất quá dồi dào có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu và tăng nguy cơ đột quỵ.

Đang bị mụn có thể ăn trứng vịt lộn giúp làn da khỏe mạnh hồng hào
Đang bị mụn có thể ăn trứng vịt lộn giúp làn da khỏe mạnh hồng hào

Trị mụn có ăn trứng cút không được không?

Trứng cút có thành phần tương tự như trứng gà và trứng vịt, nên bạn cũng không nên ăn nhiều khi có mụn. Vì trứng cút có kích thước nhỏ, hàm lượng dưỡng chất trong 1 – 2 quả không đáng kể, bạn có thể ăn 1 hoặc 2 quả trứng cút mỗi ngày nhưng không được ăn liên tục trong 15 ngày để đảm bảo sức khỏe.

Trị mụn có thể ăn được trứng cút tuy nhiên không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này
Trị mụn có thể ăn được trứng cút tuy nhiên không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này

Nặn mụn xong có được ăn trứng không?

Sau khi nặn mụn, bạn không nên ăn trứng vì tại vị trí các nốt mụn mủ, mụn bọc vừa lấy có thể sẽ để lại những vết thương nhỏ. Các vết thương này cũng cần được chăm sóc kỹ lưỡng để không hình thành sẹo lõm, sẹo thâm hay trở thành môi trường cho vi khuẩn tiếp tục sinh sôi và phát triển.

Việc ăn trứng sau khi nặn mụn có thể sẽ khiến vết thương bị mưng mủ, ngứa ngáy và lâu lành hơn. Hơn nữa, nếu ăn trứng khi vết thương đang lành thì cũng có thể sẽ hình thành vết sẹo thâm.

Sau khi nặn mụn xong thì không nên ăn trứng bởi trứng có thể khiến mụn nên sẹo thâm
Sau khi nặn mụn xong thì không nên ăn trứng bởi trứng có thể khiến mụn nên sẹo thâm

Vì vậy, sau khi nặn mụn, bạn không nên ăn trứng, thay vào đó có thể bổ sung protein cho cơ thể từ thịt heo nạc và các khoáng chất chất từ rau xanh, hoa quả để rút ngắn thời gian làm lành và tái tạo tế bào.

Nên ăn gì khi đang điều trị mụn?

Trong quá trình điều trị mụn, việc chăm sóc từ bên ngoài còn phải đi đôi với dinh dưỡng từ bên trong. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp bạn có được một cơ thể khỏe mạnh, da dẻ mịn màng, trắng sáng.

Một số loại thực phẩm mà bạn nên ăn khi đang trong quá trình điều trị mụn có thể kể đến như:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: cam, chanh, bưởi, ổi, kiwi, dứa,…
  • Rau xanh và hoa quả nhiều màu: súp lơ, bắp cải, củ dền, ớt chuông trái cây, cà chua,…
  • Thịt heo nạc, cá hồi, cá ba sa,…

Vậy, spa trị mụn có câu trả lời cho câu hỏi trị mụn có được ăn trứng, đồng thời hướng dẫn chế độ ăn với liều lượng thích hợp, vừa phải để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và ngăn không cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Chúc bạn nhanh chóng điều trị mụn dứt điểm và có lại được làn da đẹp, mịn màng nhé!

Xem thêm bài viết liên quan

Đánh giá bài viết

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan